Hội thảo các bên liên quan đến hạ tầng xanh tại Thành phố Huế lần thứ nhất – Xây dựng các kịch bản triển khai các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở thành phố Huế

Ngày đăng: 23/11/2020 | 00:11

Vào ngày 31 tháng 10 năm 2020, dự án GreenCityLabHuế đã tổ chức hội thảo các bên liên quan đến hạ tầng xanh lần thứ nhất để thảo luận về việc phát triển các kịch bản triển khai các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở thành phố Huế. Hội thảo được tổ chức dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Đại học Humboldt tại Berlin - Humboldt-Universität zu Berlin (HUB), Viện Độc lập các Vấn đề Môi trường (UfU) và được chủ trì tại Việt Nam bởi các đối tác địa phương gồm Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR), Viện Nghiên cứu và Phát triển Thừa Thiên Huế (HueIDS), và Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế (HUSC) tại Hội trường A1, Trường Đại học Khoa học Huế tại địa chỉ 77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế, Việt Nam.

 

Hình 1: Thông tin Ban tổ chức Hội thảo các bên liên quan đến hạ tầng xanh tại Tp. Huế ngày 31/10/2020

 

Hội thảo các bên liên quan hạ tầng xanh tại Thành phố Huế thu hút 20 người tham dự đến từ các đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cán bộ địa chính phường Hương Sơ, Đại diện công ty cây xanh, Công ty Cổ phẩn Môi trường và Công trình đô thị Huế, Công ty cổ phẩn cấp nước Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Viện Quy hoạch Xây dựng, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế, Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp, Đại học Nông lâm Huế, Elderly Association, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Chương trình Trường Học Hạnh phúc, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội nuôi ong, và một số bạn trẻ đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Huế.
 
Mở đầu của Hội thảo, ThS. Hoàng Thị Bình Minh (MISR) và TS. Nguyễn Vũ Minh (HUSC) đã chia sẻ một số kết quả chính của pha định nghĩa của dự án GreenCityLabHuế: (1) Những lợi ích của giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS) đối với thành phố Huế; (2) Cơ sở hạ tầng xanh: phân loại nghiên cứu điển hình và giá trị sinh thái, (3) Phân loại các danh mục sử dụng đất và kiểm kê GBI, (4) Những văn bản liên quan đến xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, (5) Những văn bản liên quan đến thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế, (6) Các bên liên quan chính về NBS tại thành phố Huế, (7) Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và những khía cạnh xã hội về NBS tại thành phố Huế.

Hội thảo các bên liên quan là một phần của quá trình đồng thiết kế và đồng nghiên cứu nhằm Thu nhận những góp ý và đầu vào cho quá trình ước tính để: (i) Tích hợp kiến thức địa phương; (ii) Xem xét những điều kiện và mong muốn của địa phương. Hội thảo các bên liên quan là cần thiết cho việc điều chỉnh các bước nhất định trong quá trình mô hình hóa phù hợp với những điều kiện của địa phương và nhằm lựa chọn các địa điểm cho giai đoạn Nghiên cứu và Phát triển tiếp theo của dự án.

Các câu hỏi được thảo luận tại Hội thảo:
1. Những giải pháp can thiệp được đề xuất có thực tiễn và phù hợp?
2. Viễn cảnh nào bạn mong muốn sẽ xảy ra đối với thành phố Huế? Những loại hình nào nên là một phần của các kịch bản/mô tả?
3. Có nên tách biệt các khu vực khác nhau trong thành phố như Kinh thành, bên trong hoặc bên ngoài thành phố?
4. Những vùng không gian nào mà nơi đó các giải pháp/can thiệp nên được thực hiện hoặc không được phép thực hiện?
5. Những thông tin chi tiết về tỉ lệ chuyển đổi mục đích sử dụng đất (cũng như địa điểm hoặc mở rộng đã được quy hoạch)?
Ở vòng thảo luận về các loại hình GBI phù hợp cho Thành phố Huế, bước đầu các bên tham gia đã chọn ra được một số loại hình GBI mà họ muốn thấy nhiều hơn ở Huế như: vỉa hè thấm nước, sân chơi khuôn viên trường học xanh, không gian xanh trong khu phố, công viên đô thị lớn, công viên đô thị nhỏ, thảm thực vật cây bụi đô thị, kè sông.  

 


Hình 2: Bảng ý kiến đánh giá về cơ sở hạ tầng xanh tại Thành phố Huế
 

Hình 3: Các bên liên quan tham gia vòng thảo luận 1 về các loại hình GBI phù hợp với Thành phố Huế

Ở vòng thảo luận về diễn giải thêm cho các kịch bản phát triển hạ tầng xanh tại Thành phố Huế, các bên liên quan rất chú ý đến kịch bản B, C và D do bởi sự phù hợp của nó đối với nhu cầu phát triển và mong muốn của Chính quyền và người dân thành phố Huế. Đặc biệt, có một bên tham gia muốn tạo ra kịch bản E gồm các diễn giải sau: Thành phố Huế mở rộng (trực thuộc Trung ương) là thành phố hạt nhân xung quanh là các đô thị sinh thái, các khu du lịch sinh thái, và vùng ven là vườn nhiệt đới, bảo tàng đa dạng sinh học và khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai.

Về phân bố các cơ sở hạ tầng xanh theo kịch bản, kịch bản A sẽ có các cơ sở hạ tầng xanh như Vườn cây trong nhà,  Tường xanh trồng trên đất, Bờ sông xanh, Vỉa hè thấm nước, Thảm thực vật treo, Sân chơi, khuôn viên trường học xanh, Kè sông, Không gian xanh trong khu phố, Công viên đô thị/Công viên công cộng nhỏ đến trung bình. Kịch bản B gồm cố các loại hình cơ sở hạ tầng xanh như Vườn cây trong nhà, Tường xanh trồng trên đất, Tường xanh trồng trên tường, Không gian xanh trong khu phố, Vườn cộng đồng. Kịch bản C có các cơ sở hạ tầng xanh gồm Vỉa hè thấm nước, Vườn cây ăn quả, Vườn cộng đồng, Không gian xanh trong khu phố, Công viên đô thị lớn, Ban công xanh, Vườn cây trong nhà, Vỉa hè thấm nước, Sân chơi, khuôn viên trường học xanh, Công viên đô thị/Công viên công cộng nhỏ đến trung bình. Kịch bản D có sự phân bố của nhiều cơ sở hạ tầng xanh hơn như Bờ sông xanh, Không gian xanh trong khu phố, Vườn cộng đồng, Thảm thực vật treo, Kè sông, Công viên đô thị lớn, Rừng đô thị, Vườn cây ăn quả, Vỉa hè thấm nước, Không gian xanh trong khu phố, Công viên đô thị lớn, Thảm thực vật cây bụi đô thị.
 


Hình 4: Các kịch bản, diễn giải và phân bố các cơ sở hạ tầng xanh tại TP. Huế

Ở vòng chọn ra địa điểm thí điểm để làm dự án, các bên tham gia thảo luận theo nhóm và vẽ vào trong bản đồ sử dụng đất một ô có kích thước 0,25Km2 được phân bố ở các vùng khác nhau của thành phố Huế. Các bên tham gia đã tìm ra được 3 vị trí như hình bên dưới.

 


Hình 5
: Phân bố các vị trí thí điểm do các bên tham lựa chọn

Các bên liên quan dành thời gian còn lại để đưa ra các góp ý khác cho dự án: như cần đánh giá các kịch bản, nên gọi kịch bản D là thành phố sinh thái, cần chú ý yếu tố sinh thái nhân văn và cần có sự nỗ lực của toàn thể Chính quyền và người dân thành phố Huế để thực hiện các kịch bản trên trong tương lai.

Dự án GreenCityLabHuế chân thành cám ơn những hỗ trợ và đóng góp của các bên liên quan cho Hội thảo. Dự án GreenCityLabHuế sẽ tiếp tục làm việc và mong muốn cùng tham gia quá trình đồng nghiên cứu và đồng sáng tạo nhiều hơn nữa với nhiều bên liên quan đến hạ tầng xanh tại Thành phố Huế.
Đề biết thêm thông tin về dự án, vui lòng truy cập website: http://www.greencitylabhue.com ./.
 

Nguồn: ThS. Hoàng Thị Bình Minh (MISR)
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • Dinasti168 Dinasti168 Dinasti168 Dinasti168 Dinasti168 Dinasti168 Lotus138 Lotus138 Lotus138 Lotus138 Lotus138 Bosswin168 Bosswin168 Bosswin168 Bosswin168 Bosswin168 Bosswin168 Cocol88 Cocol88 Cocol88 Cocol88 Mabar69 Mabar69 Mabar69 Mahjong69 Mahjong69 Mahjong69 Nobar69 Nobar69 Nobar69 Zona69 Zona69 Bwtoto Bwtoto Bwtoto Bwtoto Master38 Master38 Master38 Master38 Starling69 Starling69 Starling69 Lambo69 Lambo69 Mahjong69 Mahjong69 Mahjong69 Mahjong69