Kết quả dự án nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh và chế phẩm sinh học chitosan để phòng trừ bệnh và tăng năng suất cây hồ tiêu

Ngày đăng: 20/09/2019 | 00:09

Tên đề tài, dự án: Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh và chế phẩm sinh học chitosan để phòng trừ bệnh và tăng năng suất cây hồ tiêu.
Mã số: VAST.SXTN.04/15-16
Chủ nhiệm: ThS. Phạm Thị Thuý Hoài
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung
Thuộc hướng (thuộc Chương trình, Nhiệm vụ): Dự án sản xuất thử nghiệm
Thời gian thực hiện:  từ 1/2015 đến  30/6/2017
Kinh phí: 1.400 triệu đồng
1. Mục tiêu dự án:
      - Sản xuất được chế phẩm vi sinh vật và chế phẩm Chitosan phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu ≥ 70%, tăng năng suất của hồ tiêu ≥ 15%.
      - Sản xuất và tiêu thụ 40 tấn chế phẩm vi sinh vật và 1500 lít chế phẩm Chitosan.
2. Các kết quả chính của dự án:
- Về khoa học:
     + Dự án đã hoàn thành quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh cho cây tiêu quy mô 100 tấn/năm bao gồm các chủng: 2 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus flexus; 2 chủng xạ khuẩn S.diastatochromogenes và S.antimycoticus; 1 chủng vi nấm Penicillum oxalicum.
     + Dự án đã hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học từ chitosan cho cây tiêu quy mô 3000 lít/năm. Chế phẩm sinh học Chitosan bao gồm: chất hữu cơ: 1500 mg; C:675 mg, O: 600 mg, N: 135 mg, H: 90 mg; thành phần khác: Nguyên tố vi lượng Na, Ca, Mn, Fe, P …)
     + Dự án đã ứng dụng mô hình quy mô 1 hecta sử dụng chế phẩm vi sinh và chitosan kết hợp thâm canh nhằm làm tăng năng suất hồ tiêu tại Quảng trị và Tây Nguyên. Sử dụng chế phẩm vi sinh và chế phẩm sinh học Chitosan đã tăng lợi nhuận hơn so với chỉ bón phân chuồng hoai mục 82,56 triệu đồng tại Quảng Trị, 90,4 triệu đồng tại Tây Nguyên; tỷ suất lợi nhuận đem lại từ chế phẩm vi sinh và chế phẩm sinh học Chitosan 2,7 lần tại Quảng Trị; 1,5 lần tại Tây Nguyên.
- Về ứng dụng:
      
Dự án nâng cao tính hợp tác chặt chẽ giữa khoa học với thực tiễn sản xuất. Tăng cường sự kết hợp giữa ba nhà: nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Mô hình ứng dụng các chế phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

      

Một số hình ảnh của dự án

3. Những đóng góp mới của dự án:
     + Chế phẩm vi sinh sử dụng cơ chất chính là cám gạo, các chủng vi sinh vật được phân lập từ địa phương sau đó tự nhân giống để sản xuất chế phẩm vì vậy giá thành thấp khả năng cạnh tranh lớn.
     + Chế phẩm sinh học Chitosan vừa có tác dụng kích thích sinh trưởng vừa có tác dụng tăng khả năng kháng bệnh của cây tiêu. 
4. Sản phẩm cụ thể giao nộp:
     - 1 bài báo trên tạp chí Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN.
     - Chế phẩm vi sinh kháng bệnh vàng lá thối cổ rễ cây tiêu: 40 tấn chế phẩm. trong đó, sử dụng khảo nghiệm 2 mô hình tại Quảng Trị và Tây Nguyên 0,9 tấn, xuất bán 5,6 tấn, xuất ký gửi các công ty, đại lý 33 tấn; lưu kho tại Trung tâm KH & CN Quảng Trị 0,5 tấn.
    - Chế phẩm sinh học Chitosan: Chế phẩm dạng lỏng, đóng chai nhựa có thể tích 350ml. Sản xuất được 1500 lít chế phẩm. Trong đó, sử dụng khảo nghiệm 2 mô hình tại Quảng Trị và Tây Nguyên 36 lít, xuất bán 79 lít, xuất ký gửi các công ty, đại lý 1.350 lít ; lưu kho tại Trung tâm KH & CN Quảng Trị 30 lít.
5. Địa chỉ đã áp dụng, hoặc đề nghị áp dụng (nếu có):
     Sản phẩm của dự án đã áp dụng tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Đăk Lăk. Mở rộng thị trường tiêu thụ tại các khu vực sản xuất hồ tiêu như các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • Dinasti168 Dinasti168 Dinasti168 Dinasti168 Dinasti168 Dinasti168 Lotus138 Lotus138 Lotus138 Lotus138 Lotus138 Bosswin168 Bosswin168 Bosswin168 Bosswin168 Bosswin168 Bosswin168 Cocol88 Cocol88 Cocol88 Cocol88 Mabar69 Mabar69 Mabar69 Mahjong69 Mahjong69 Mahjong69 Nobar69 Nobar69 Nobar69 Zona69 Zona69 Bwtoto Bwtoto Bwtoto Bwtoto Master38 Master38 Master38 Master38 Starling69 Starling69 Starling69 Lambo69 Lambo69 Mahjong69 Mahjong69 Mahjong69 Mahjong69