P.lolot là loài cây thân thảo được dùng làm thực phẩm phổ biến ở Việt Nam. Loài này đã được sử dụng làm thuốc cổ truyền Việt Nam để điều trị nhiều bệnh. Thành phần hóa học trong tinh dầu từ P. lolot được xác định bằng phương pháp phân tích GC/MS. Hoạt tính chống bệnh gút và chống tiểu đường của tinh dầu được xác định thông qua các thử nghiệm ức chế chống lại các enzyme xanthine oxidase, α-glucosidase và α-amylase. Ngoài ra, phương pháp mô phỏng cũng đã được sử dụng để làm sáng tỏ cơ chế ức chế giữa các hợp chất chính và các enzyme. Thành phần chủ yếu của tinh dầu P. lolot được xác định là β-caryophyllene (20,6%), β-bisabolene (11,6%), β-selinene (8,4%), β-elemene (7,7%), trans-muurola-4( 14),5-diene (7,4%) và (E)-β-ocimene (6,7%). Tinh dầu có hoạt tính ức chế xanthine oxidase, α-amylase và α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là 28,4, 130,6 và 59,1 μg/mL. Các kết quả mô phỏng liên kết phân tử cũng phù hợp với các thử nghiệm hoạt tính. Nghiên cứu hiện tại cung cấp bằng chứng ban đầu cho thấy tinh dầu P. lolot có thể là nguồn tự nhiên tiềm năng để phát triển các chế phẩm điều trị bệnh tiểu đường mới.
Hình. Các vị trí docking của các hợp chất với các protein
Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Heliyon 9(8):e19148 (2023). https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2023.e19148.
Nguồn: TS. Tôn Thất Hữu Đạt – Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung